Hương Phong Làng Mỹ Khê
Lời nói đầu :
Cách đây hơn 500 năm những con dân đất Việt ở Châu thổ sông Hồng ở hai châu Hoan , Ái ( Thanh Nghệ tỉnh ) ngày nay , vượt qua vạn thuỷ thiên sơn , vượt trùng dương biển cả mở mang bờ cỏi về phương Nam , cùng là khai canh , cùng là khai cư , làm cho non nước Mỹ Khê vốn là một giải bạch sa chan chan cồn cát , thành một giải giang sơn cẩm tú , cùng trăm họ góp phần hưng thịnh đất nước , trường tồn dân tộc .Với công lao to lớn ấy . Quốc Triều ban sắc phong Tiền Hiền Mỹ Khê là " Bảo An chính trực thành Hoàng " Hậu Hiền Mỹ Khê là " Đặc trấn phụ quốc oanh liệt tướng quân chưởng cơ ngữ dõng hầu " Làng Xã , Tộc Họ . Đình , Chùa , Miếu , Mạo . giếng nước , gốc đa , thuần phong , mỹ tục là biểu tượng của làng , xã Việt Nam .
Quê Hương Mỹ Khê tự hào có đầy đủ những yếu tố cấu thành của một làng Việt Nam .
Đình Chùa , Miếu mạo , là di tích lịch sử , văn hoá của Quê Hương nhiều đời xây dựng nên , phải giữ gìn , trùng tu , tôn tạo , to đẹp hơn xưa .Hương phong là tinh hoa trí tuệ tinh thần nhiều đời un đúc nên , phải giữ gìn , phát huy toả sáng muôn nhà .
Biên soạn " Hương Phong Mỹ Khê " thế hệ hậu sanh sau này , kính dâng lên tiên tổ . tiền hiền , tiền thánh lòng thành kính biết ơn sâu sắc .Kính dâng lên bao thế hệ đã gian khổ hy sinh để cho quê hương này mãi mãi là " Địa Linh Nhân Kiệt "
Mong các thế hệ nối tiếp dầu có ở khắp bốn phương trời , hảy giữ gìn phát huy " Hương Phong Mỹ Khê " góp một giọt nước nhỏ trong đại dương của Tổ Quốc Việt Nam ngàn đời yêu quý .
Kỷ Yên Mậu Dần 1998
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích ông bà tổ tiên
Hương Phong
A- DƯ ĐỊA CHÍ :
1/ Mỹ Khê mội giải đất bên bờ biển đông :
Theo chính sử Quảng Nam nguyên là đất của người Chàm
Năm 1307 nhà Trần gã Huyền Trân Công Chúa cho vua Chàm , Chế Mân và nhận lấy hai Châu Ô, Châu Lý đổi thành đất Hoá Châu bao gồm Phú Lộc, Phú Vang , Hoà Vang , Điện Bàn , Đại Lộc . Sau Hoà Vang đổi thành Dạo Cảnh Hoá .
Từ năm 1558-1569 Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn vùng Thuận Quảng và năm 1602sát nhập Nam Châu Hoá ( Nam đèo Hải Vân ) vào Dạo Quảng Nam và để thực hiện lời sấm của Trạng Trình ( Nguyễn Bỉnh Khiêm )" Hoành sơn nhất đới , vạn đợi dung thân " Chúa Nguyễn thực hiện chính sách " Khẩn trương lập làng "
Như vậy minh chứng trên Quê Hương này , người Việt đã có mặt từ đầu thế kỷ XIV .
Cho đến khi Chúa Nguyễn Hoàng thực hiện chính sách " Khẩn trương lập làng " thì một người của Tộc Đàm : Cụ Đàm Văn Đôn nhìn thấy giải đất nầy : " Kiên thử địa giang sơn cẩm tú , quy dân lập ấp , khai trương địa bộ tôn xưng xã hiệu Mỹ Khê " Đó là đời Anh Tông Hoàng Đế - niên hiệu Hồng Phúc năm thứ 13 tức là năm 1571- Tên làng Mỹ Khê có trong bản đồ Thuận Quảng từ đó .
Qua biến thiên của lịch sử làng Mỹ Khê nằm trong Tổng Thanh Châu sau gọi là Tổng Đà Nẵng , đất nhượng địa cho Pháp năm 1888 . Đời Đồng Khánh - Đời Thành Thái 15/01/1901 năm xã phía đông sông Hàn nhập vào Tây Đà Nẵng . Mỹ Khê là một trong năm xã Đà Nẵng nằm phía đông sông Hàn .
Làng Mỹ Khê có diện tích 444 công mẫu Bắc bộ , phía đông giáp biển Tây và Nam giáp An Hải , phía Bắc giáp Phước Trường . Địa giới giáp biển vào khoảng 4 cây số , giáp An Hải Phước Trường vào khoảng 5 cây số .
Cũng như phần lớn các xã ven biển Miền Trung . Mỹ Khê là một giải chan chan cồn cát gọi là Bạch sạ
Qua bao thế hệ cùng là khai canh , cùng là khai cư , bằng bao sức lực , mồ hôi , xương máu mới hình thành nên xóm trong xóm ngoài , mới hình thành nên ruộng lúa nương khoai , xóm làng trù phú .
Tận dụng hai con khe : Nội Ngoại tiểu khe khai thác nguồn nước tự chảy mà sản xuất , mà sinh hoạt làm cho cồn cát Bạch sa lùi dần , nhường cho xóm làng phát triển . Từ hai xóm nhỏ với số dân không quá 100 nóc nhà , không quá 200 xuất đinh , đến nay đã hình thành 4 khu vực dân cư của Phường Phước Mỹ : Khu vực I, II , III, và IV Với hơn 1000 hộ và 6000 dân . Dân số phát triển nhưng đất đai bị thu hẹp .Con đường chạy từ cầu Trịnh Minh Thế ra biển đã cắt mất một phần đất Mỹ Khê ở phía Nam thuộc về Bắc Mỹ An trong đó có cả Miếu thờ Đại Cần Nam Hải một di tích lịch sử Mỹ Khê nay không còn nữa . Tuy có giải núi Sơn Chà án ngữ phía Bắc , che chở bao bão táp mưa sa , nhưng cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc , chi phối đến cuộc sống trên biển và sản xuất ruộng vườn trên bộ .
2/ Người Mỹ Khê : Nguồn gốc :
Cũng như những cư dân vùng Thuận Quảng dân Mỹ Khê là những nông sản phá sản và bị bần cùng hoá ở phía Bắc di cư vào đây để khai phá làm ăn , là binh lính bị bắt trong cuộc " Chiến tranh Trịnh Nguyễn " kéo dài 50 năm , và gần đây nhất là theo Chúa nguyễn Hoàng vào Nam . Theo Tộc phả của một số tộc họ thì Tộc Đàm đến trước tiên . Đó là năm 1571 nhiều tộc họ tiếp tục đến định cu tại Mỹ Khê , cho đến nay đã có nhiều tộc họ sinh con đẽ cháu hàng chục đời , trong những thời kỳ chiến tranh sau này 1945-1975 hàng ngàn người từ nhiều tộc họ trong cả nước về định cư tại khu vực III , và IV hiện nay thuộc đất Mỹ Khê Phường Phước Mỹ . Đó là biểu hiện " trăm họ " của dân tộc Việt Nam trên giải đất nhỏ hẹp này của Tổ Quốc . Theo truyền thống Dân Tộc . Tộc họ nào quy dân lập ấp . Họ đó là Tiền Hiền của làng xã ấy . Như vậy Đàm Tộc là Tiền Hiền Mỹ Khê
Thế nhưng một điều hiếm thấy ở một làng xã Việt Nam . Đó là không có tộc nào tự xưng là " Tiền Hiền " mà văn thư nhiều đời truyền lại " Tiền khai canh - Hậu khai cư - Tiền Hiền khai khẩn , đẳng chư Tiền Hiền ". Đó là hạt nhân của sự cấu kết tộc họ , của tình đoàn kết xóm làng , mong các thế hệ kế tiếp noi gương .
3 / Các thời kỳ lịch sử :
Trên 500 năm có dân , trên 400 năm có tên làng . Các thế hệ người Mỹ Khê gian khổ , bền bỉ phấn đấu chiến thắng thiên nhiên , chiến thắng bao cản trở xã hội làm cho Mỹ Khê từ là một giải Bạch sa , chan chan cồn cát , thành một giải non sông cẩm tú mà tiền nhân hằng mơ ước .Cồn cát nối tiếp cồn cát , chạy dài từ Bắc xuống Nam từ Tây sang Đông , với bàn tay chai nạm sương gió , vượt qua thời tiết khắc nghiệt , vượt qua đói nghèo , từng ngày , từng tháng , từng năm , từ thế kỷ này đến thế kỷ khác . Người Mỹ Khê như con tằm nhả tơ lấn dần từ cồn cát đến cồn cát , hình thành xóm thôn , hình thành ruộng lúa nương khoai , xây dựng cuộc sống của người dân nghèo phiêu bạt từ phương Bắc vào . Thật là vĩ đại công sức tiền nhân chỉ mong sao cho con cháu được an cư lạc nghiệp .
Vẫn không yên ổn làm ăn bởi cuộc chiến kéo dài 50 năm giữa Trịnh và Nguyễn có biết bao người con dân Mỹ Khê tham gia cuộc chiến này ( 1627-1672 ) và ( 1553-1557 ) gần 200 năm . Chúa Nguyễn mở mang bờ cỏi về phương Nam , người Mỹ Khê lại ra lính Nam tiến , bao lớp người đã hy sinh trên con đường mở mang bờ cỏi . Rồi chiến tranh Chúa Nguyễn với khởi nghỉa Tây Sơn 1786 - 1802 người Mỹ Khê lại trong cuộc chiến này . Người bên Chúa Nguyễn , người về với Tây Sơn chiến tranh kéo dài hàng chục năm . Cho đến khi Pháp xâm lược Việt Nam 1858 Vua Đồng Khánh nhường cho Pháp Đà Nẵng thành đất nhương địa 1888 đó là việc của Vua còn dân trong đó có dân Mỹ Khê thì quyết tâm chống Pháp xâm lược . Phòng tuyến An Hải , An Đồn xây thành đắp luỹ chống Pháp không đâu là không có người Mỹ Khê , xương máu hoà vào xương máu để lại trang sử ngàn thu oanh liệt . Lúc sục sôi , lúc lắng đọng từ thời Tướng quân Nguyễn Tri Phương cho đến thời Cần Vương , Thái Phiên , Ông Ích Khiêm , Phan Châu Trinh Huỳnh Thúc Kháng lòng yêu nước , chí căm thù luôn ấp ủ trong lòng người dân Mỹ Khê . Qua các thời kỳ chiến tranh 1945- 1975 không Tộc Họ nào là không có những người con cúng hiến cho Quốc Gia Dân Tộc , cho Quê Hương xứng đáng là đất " Địa Linh Nhân Kiệt "
Trước tiền đình Mỹ Khê có hai câu đối :
" Duy hữu địa linh thuỷ nhiểu sơn năng chung tú khí
Hạnh mông thiên tử quan văn võ tước mộc hoàng ân "
Gần 500 năm biết bao người con dân Mỹ Khê cống hiến cho dân cho nước làm rạng rở quê hương đó là :
- Hộ tống Quang Trung Hoàng Đế bắc tiến Nguyễn Văn Khâm Tướng quân
- Lâm Tế Chánh Tông , Tam Thập Thất Thế : Tiền Hiền khai sơn Trí Quang Hoà Thượng
- Hương Lộ Tư Khanh Nguyễn Văn Hữu
- Lâm Tế Chánh Tông tứ thập thế : Phước Trí Hoà Thượng
4 / Đời sống Kinh Tế :
Mọi cuộc sống đều xuất phát từ thế đứng con người , từ đó mà lựa chọn ngành nghề . Đối với người dân Mỹ Khê , phía trước là biển cả mênh mông , phía sau là cồn khô cỏ cháy .Ông bà ta đã chọn biển , biển lộng , biển khơi làm cuộc sống , từ đó mà 2/3 dân số Mỹ Khê làm nghề biển . Từ biển mà đi lên . Không kể sớm khuya , mùa đông giá rét , mùa hè thiêu đốt , với cái vòng quanh lưng , mảnh vải che thân " Đi thụt lùi " ngày ngày , tháng tháng , năm năm , đánh từng con cá nhỏ để nuôi sống gia đình , dòng họ giử gìn thôm xóm , mãi cho đến khi Tộc Hồ đem nghành lưới từ Quảng Ngãi nhập vào làm cho đời sống kinh tế mở ra thời kỳ làm ăn mới , ra khơi tìm nguồn sống mới . Từ lộng đến khơi , từ lưới quát đến lưới cao , dân Mỹ Khê mạnh dạn vượt gióng gió ra biển khơi , cuộc sống khá dần lên , có đợt vây cá Thiều dưới biển xúc cá đến 3- 4 ngày chưa hết , cả làng ăn cá lưới cao
Nghề biển là nghề tập thể , lưới quát , lưới cao một chiếc , cả làng phải chung sức , chung của mới làm nên , người góp tiền , người góp sức mới sắm nổi ghe , mới tạo nổi vần lưới , từ đó yêu cầu tất yếu là phải hợp tác , đoàn kết mới làm nên . Một vân lưới phải 10- 20 người cùng nhau ra khơi , chèo chống với sóng gió tạo nên tình đoàn kết , tương trợ trong cuộc sống , no cùng no , đói cùng đói .
Tuy có chủ , có bạn nhưng thực đó là anh em trong một gia đình , một tộc họ . Nhiều nghề , nhiều ghe phải có tổ chức điều hành . Vạn chài ra đời . Đó là tổ chức kinh tế bao trùm lên cuộc sống của ngư dân , từ việc làm nghề cho đến lo cuộc sống cho mọi nhà , mọi người ,nhưng đói vẫn hoàn đói , nợ vẫn hoàn nợ , ngày đánh tháng ăn , tháng đánh năm ăn thì làm sao sống nổi trong nền kinh tế tự túc , khép kín . Phải san bằng cồn cát bạch sa thành ruộng lúa , nương khoai , nhưng nông nghiệp phải nhất nước , nhì phân . .thì thật là vô cùng khắc nghiệt , một bát cơm tám phần độn khoai , nhưng vẫn phải làm để sống . Tuy khổ cực đến thế vẫn phải bám biển , tựa cồn để sống , dầu sao vẫn còn hơn lúc khởi đầu vốn là nông dân bị phá sản và bần cùng ở quê nhà vào nơi đây lập nghiệp . Với đà phát triển của đất nước , ngày xuất hiện thêm một lớp nghề mới . Đó là phụ các nghề : Xây dựng , Mộc , bốc vác , lại càng cực nhọc hơn , đổi bát mồ hôi lấy bát cơm . Kinh tế như vậy làm sao có học hành , đổ đạt để nâng cao dân trí ? Dân trí đã thấp lại làm cho cuộc sống nghèo thêm , cái vòng lẩn quẩn đã đeo đẳng dân Mỹ Khê từ thế hệ này sang thế hệ khác , kinh tế như vậy thì cuộc sống không thể nào vươn lên được . Ở thì toàn là tranh tre ,nhà rườn dành cho những người gọi là khá giả , đó cũng là nhà , nhưng người đứng đầu tộc họ , thì phải vừa ở , vừa thờ cúng ông bà . Cả làng chỉ có một nhà ngoái xưa , một xe kéo tay của gia đình ông Nguyễn Văn Hữu , một công chức Nha Thương Chánh Trung Kỳ cấp . Thị Độc Học Sỹ ( Tổng Tứ phẩm theo quan chế Nguyễn Triều ) Ông Nguyễn Văn Thuật , làm Lý Trưởng gần 20 năm ( theo quan chế Nguyễn Triều ) cũng chỉ sắm được chiếc xe đạp . Vượt lên đói nghèo để có cái chữ nghĩa quả là trận chiến dai dẵng và đó cũng là ham muốn của người Mỹ Khê
Khoảng 180 năm lại đây , trong các tộc họ , trong các chi phái đã có vươn lên học làm thầy thuốc . Cho đến nay họ Nguyễn đã 6 đời cha truyền con nối vào nghề thầy thuốc , trước là Đông y , nay là Tây y , khoảng 100 năm nay quê hương đã đi vào việc học hành : Hán - Việt - Pháp ngữ , dân trí ngày càng mở mang , việc nghiên cứu giáo lý Đạo Phật cũng đã hình thành , góp phần vào đạo lý truyền thống quê hương .
5 / Đời sống Văn Hoá Tinh thần :
Vốn là dân bần cùng , di dân vào phương Nam khai phá làm ăn , nên học hành chẳng có bao nhiêu , cuộc sống cơ cực chỉ lo bát cơm manh áo qua ngày nên đường học vấn rất ít ỏi .
Cả làng không có lấy người đổ đạt cao , có lắm là biết đọc , biết viết thông thường . Nói đến bậc Tiểu học , Trung học càng khó . Hán học tuy không có đổ đạt , nhưng đạo làm người ăn sâu trong từng câu từng chữ , nhưng không vì thiếu học , thiếu chữ mà không biết đạo làm người .Đối với đất nước dân tộc biết đạo làm tôi trung . Đối với tổ tiên biết cội nguồn , giữ gìn Hương phong - gia phong - biết kính trên nhường dưới ., biết đạo làm con hiếu . Càng về sau càng càng cố gắng lấy việc học để làm người , cho đến thời kỳ hiện tại không hiếm Tú tài trong các tộc họ - tiến sĩ- phó tiến sĩ - kỹ sư - giáo sư - cử nhân , người đổ đạt cao , giữ trọng trách trong các cơ quan nhà nước , trong các ngành khoa học kỷ thuật , không hiếm thế hệ 3, 4 thế hệ học hành đỗ đạt , nhiều gia đình trai , gái dâu , rể đều là bác sĩ , kỹ sư cán bộ khoa học kỹ thuật , Xu hướng này ngày càng phát triển đem lại niềm tin cho mọi gia đình , tộc họ của mọi gia đình
Đình , Chùa , Miếu , mạo đó là biểu tượng cuộc sống tinh thần của người Mỹ Khê .
Đình làng Mỹ Khê ở nơi trung tâm của làng , giữa xóm trong và xóm ngoài , giữa hai con khe : Nột - ngoại tiểu khe có một cảnh quang sáng sủa khắp bốn phương .Năm 1913 dân Mỹ Khê xây đình bằng ngói có Tiền đình , hậu tẩm uy nghi , nhất là bốn cột đình biểu tượng thế đứng vững mạnh của làng . Mười sáu sắc phong của Quốc triều cho các tôn thần Mỹ Khê còn lưu giữ chứng minh sức bền vững của tâm linh người Mỹ Khê , đúng là nơi hội tụ tinh thần của con dân Mỹ Khê
Các xã lân bang đã tôn vinh đình Mỹ Khê là " Cao minh chánh đại " ( Làng An Hải ) " Vạn cố Anh phong " ( Làng Tân Thái ) Hương khói ngút ngàn , xuân thu lễ hội trang nghiêm . Toàn dân Mỹ Khê tự hào phấn khởi với Hương phong của mình .Trước đình là Miếu Tam Vị thờ các anh hùnh tử sĩ hy sinh vì dân vì nước , cùng với đình , chùa còn có tượng đài quan âm , đúng là cảnh quang tuyệt đẹp làm hình thành nên vẻ đẹp tinh thần , tâm linh của Làng Mỹ Khê Ngày 3/4/1992 Sở Văn Hoá Thông tin Tỉng Quảng Nam - Đà Nẵng ra Quyết Định số : 95/VHT Công nhận Đình Làng Mỹ Khê là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh và dựng bia lưu niệm . Ngoài ra còn có Lăng Ông , Lăng Bà thờ các vị tôn thần bảo vệ , che chở ngư dân , mà ngư dân phương Nam coi đó là vị cứu tinh của mình nay không còn nữa . Lăng Bà chỉ thành một miếu nhỏ không quá 24 m2 Tuy các di tích trên không còn nữa nhưng lòng dân vẫn tưởng niệm đời đời
Đời sống tinh thần và tâm linh được bồi bổ bởi giáo lý đạo phật . Linh Vị
" Tiền Hiền khai sơn : Trí Quang Hoà Thượng " đó là Tổ thứ tư của Phật Gíao Quảng Nam .
Vào khoảng năm 1800 - 1840 Trí Quang Hoà Thượng Tam Thập tha6't thế lâm tế chính tông trên con đường truyền đạo có dựng thảo am ở làng Mỹ Khê giáo hoá chúng sanh . Từ đó đạo phật được truyền bá rộng rải , cái tâm , cái đức đi vào lòng người , có chùa , có sư , có phật tử , chùa Mỹ Khê " Mỹ Phước Tự " vốn là tẩm của đình làng xây dựng cùng lúc với đình năm 1913 .
Năm 1962 Phật giáo Mỹ Khê phát triển , chư tôn tộc phái Mỹ Khê quyết định lấy nền Hội hương xây dựng " Mỹ Phước Tự " ngày nay . Chùa làng do công sức toàn dân xây dựng nên để duy trì cỏi tâm linh của mình .
Nền Văn Hoá Dân Tộc , thờ cúng Ông Bà tổ tiên , và nền văn hoá đạo phật quyện vào nhau , hình thành nếp sống đạo đời tốt đẹp , từ gia đình phật tử , thờ Phật ăn chay , giỗ kỵ ông bà tổ tiên cho đến việc hiếu , việc tang đều tụng kinh niệm phật . Những gia đình chỉ thờ cúng ông bà khi có việc hiếu , việc tang đều cầu kinh niệm phật . Đối với người Mỹ Khê , niệm phật là điều phước đức tốt lành . Tốt đẹp thay sự kết hợp đạo và đời . Nho giáo và Phật giáo trên quê hương Mỹ Khê này .
6 / Kết luận :
Người Mỹ Khê khi quê hương có bước thăng trầm thường hay nói : " Đá trôi chớ làng không trôi "
Câu nói này suy rộng ra là " Hương phong làng Mỹ Khê " tồn tại và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác mặc cho bảo táp , mưa sa .
Trước khám Tiền Hiền đình Mỹ Khê có hai câu đối :
" Khai khẩn - Khai canh vạn đời anh quang lưu xã tắc .
Lập công , lập đức thiên thu khí phách tráng sơn hà . "
Cuộc sống nhiều đời của dân Mỹ Khê tuy chưa giàu có , đầy đủ vật chất , nhưng cuộc sống tinh thần đạo đức là mênh mông như nước biển đông không bao giờ cạn .
Ngày nay quê hương đã thay đổi , nhà ngói , nhà lầu , người già , người trẻ , ăn no, mặc đẹp , việc học hành với lớp trẻ ngày nay đã tiến nhiều hơn xưa , từ trung cho đến đại học , lòng người cũng tự hào về quê hương , tuy chưa hết " Cơn bỉ cực , nhưng cũng đã đến hồi thái lai " Cái đói cái nghèo , cái dốt đã lùi dần , cái no cái văn minh tiến bộ ngày càng đâm chồi , nẩy lộc